Trụ sở: 361/8 Phan Huy Ích, Phường 14, Quận Gò Vấp, TP. HCM

ĐT: 028 39 1600 39

Chu Linh và Điêu Ái Thanh là hai vụ án xảy ra trong trường đại học chấn động nhất của Trung Quốc. Khác với nữ sinh Điêu Ái Thanh, Chu Linh không bị sát hại nhưng phải chịu đựng cuộc đời còn thảm khốc và tăm tối hơn địa ngục.

Chu Linh và Điêu Ái Thanh là hai vụ án xảy ra trong trường đại học chấn động nhất của Trung Quốc. Khác với nữ sinh Điêu Ái Thanh, Chu Linh không bị sát hại nhưng phải chịu đựng cuộc đời còn thảm khốc và tăm tối hơn địa ngục.

Vào ngày 24/3/1995, bệnh viện Hiệp Hòa bắt đầu dùng biện pháp thay thế huyết tương cho Chu Linh tổng cộng tất cả 8 lần, mỗi lần 1000ml. Mọi người đều cho rằng đây là một việc can thiệp kịp thời nhất để cứu sống Chu Linh, độc tố đã dần được lọc bớt khỏi cơ thể. Tuy nhiên trong quá trình này, Chu Linh lại bị nhiễm vi rút viêm gan C.

An ninh - Hình sự - Màn hạ độc bí ẩn nhất Trung Quốc: Ai đầu độc nữ sinh Chu Linh với hàm lượng Thallium cao gấp 10.000 lần? (Kỳ cuối)

Nữ sinh Chu Linh sau khi bị trúng độc (bên phải) như trở thành một con người khác 

Đến ngày 26/3/1995, Chu Linh đột nhiên chuyển biến nặng, đôi mắt dại đi, khuôn mặt tê liệt, hô hấp không tự chủ được. Các bác sĩ vội vàng đưa Chu Linh vào phòng chăm sóc đặc biệt ICU và dùng máy thở để duy trì hô hấp. Đến ngày 28/3/1995, cô nữ sinh trẻ bắt đầu rơi vào tình trạng hôn mê sâu.

Gia đình đang dần vô vọng và bất lực vì con gái mình đứng giữa bờ vực sống và chết thì một điều kỳ diệu đã xảy ra. Đó chính là tinh thần đoàn kết, nhiệt tình của các bạn học cùng lớp cấp 2 của cô. Khi nghe được câu chuyện của Chu Linh, một người bạn cũ là Bối Chí Thành đã đề nghị sử dụng internet để tìm kiếm sự giúp đỡ của các chuyên gia trên thế giới. Tại thời điểm đó, internet là một điều gì đó rất xa xỉ ở Trung Quốc.

Bức thư cầu cứu của Chu Linh nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội và nhận được lá thư quan tâm của rất nhiều chuyên gia, bác sĩ trên khắp thế giới chỉ trong vòng một tuần. Trong đó. 30% khẳng định Chu Linh bị đầu độc.

“Hàm lượng Thallium trong cơ thể Chu Linh cao gấp 10.000 lần so với người bình thường, thậm chí đã chạm đến ngưỡng có thể gây chết người. Có thể kết luận là bị đầu độc Thallium, hơn nữa còn bị chia thành 2 lần đầu độc riêng biệt”, giáo sư Trần Chấn Dương viết trong thư.

An ninh - Hình sự - Màn hạ độc bí ẩn nhất Trung Quốc: Ai đầu độc nữ sinh Chu Linh với hàm lượng Thallium cao gấp 10.000 lần? (Kỳ cuối) (Hình 2).

Chu Linh cùng bố mẹ sau khi xuất viện 

Sau khi nhận được hàng loạt sự quan tâm của các chuyên gia lẫn phác đồ trị liệu của cả bác sĩ trong và ngoài nước, cuối cùng hàm lượng Thallium trong cơ thể Chu Linh cũng trở về con số 0. Mặc dù mạng sống được đảm bảo nhưng vì lượng chất độc ở trong cơ thể một thời gian dài đã khiến hệ thống thần kinh của cô bị tổn hại nghiêm trọng. Chu Linh chấn động não lớn, thị giác gần như đã biến mất, toàn bộ chức năng cơ thể bị hư hại và vẫn rơi vào tình trạng hôn mê.

An ninh - Hình sự - Màn hạ độc bí ẩn nhất Trung Quốc: Ai đầu độc nữ sinh Chu Linh với hàm lượng Thallium cao gấp 10.000 lần? (Kỳ cuối) (Hình 3).

Chu Linh trong một buổi tập điều trị chức năng

Ngày 31/8/1995, Chu Linh tỉnh lại sau 5 tháng hôn mê và được chuyển dần sang trung tâm phục hồi chức năng tiếp tục điều trị.

Trường hợp của Chu Linh được báo cáo và yêu cầu điều tra theo nghi ngờ bị người khác cố ý đầu độc. Bởi lúc còn tỉnh táo, cô đã từng khẳng định bản thân chưa từng tiếp xúc qua Thallium. Hơn nữa nếu đây là một vụ đầu độc thì chắc hẳn hung thủ phải rất oán hận Chu Linh. Lần một có vẻ như hung thủ không biết liều lượng như nào cộng thể chất khỏe mạnh nên cô nữ sinh vẫn may mắn thoát chết. Tuy nhiên đến lần thứ hai, có thể thấy hàm lượng có chủ đích là để Chu Linh không còn cơ hội sống.

Tháng 5/1995, cảnh sát điều tra và khoanh vùng được đối tượng duy nhất đó chính là người bạn thân Tôn Duy. Cô là người bạn cùng phòng, đồng thời cũng là người duy nhất được nhà trường cho phép sử dụng hóa chất để nghiên cứu. Bên cạnh đó, cảnh sát còn tìm được chiếc cốc của Chu Linh trong rương của Tôn Duy. Tuy nhiên sau một khoảng thời gian điều tra, Tôn Duy được thả tự do vì không có bằng chứng đủ thuyết phục. Nhiều người không ngừng nghi ngờ, phải chăng vì gia thế họ Tôn quá mạnh nên Tôn Duy đã được bao che và thoát tội nhưng tất cả chỉ dừng lại ở phán đoán.

An ninh - Hình sự - Màn hạ độc bí ẩn nhất Trung Quốc: Ai đầu độc nữ sinh Chu Linh với hàm lượng Thallium cao gấp 10.000 lần? (Kỳ cuối) (Hình 4).

Người bạn cùng phòng Chu Linh, Tôn Duy 

Đến năm 1998, cảnh sát tuyên bố kết thúc vụ án, Tôn Duy vẫn được các cơ quan chức năng giám sát. Nhưng Tôn Duy dường như đã mất đi toàn bộ cuộc sống trước kia. Gia đình cô vì vụ án Chu Linh mà làm ăn thua lỗ, Tôn Duy mất hết bạn bè và không được nhận làm ở bất kỳ công ty nào tại Trung Quốc. Thậm chí, nhiều công ty nước ngoài cũng không dám nhận Tôn Duy vào làm việc vì cô từng là nghi phạm giết người. Đến cuối cùng, Tôn Duy phải thay đổi họ tên và khuôn mặt để đến một nơi khác sinh sống.

Vụ án đầu độc nữ sinh tại trường Đại học Thanh Hoa khép lại với những câu hỏi lớn về hung thủ. Cho dù cha mẹ Chu Linh có cố gắng đi tìm kiếm sự thật như thế nào đi nữa cũng chỉ có thể lắc đầu thất vọng vì không có bất kỳ bằng chứng cụ thể nào.

Đến bây giờ, người chịu thiệt thòi nhất vẫn chỉ là Chu Linh. Từ một cô nàng nữ sinh năng động, tương lai xán lạn trở thành một bệnh nhân bại liệt, bị khô não, không thể tự lo liệu cho cuộc sống bản thân. Cô cả đời ngồi trên xe lăn sống dựa vào tiền lương hưu của cha mẹ và quỹ quyên góp của những nhà hảo tâm giúp đỡ.

Han (Theo Baidu, Zhihu)

Web designed on www.saco.vn

Top